Tổng hợp kiến thức về sâm tươi Hàn Quốc mà bạn cần biết

Sâm tươi Hàn Quốc là loại dược liệu quý được sử dụng từ lâu cho thời vua chúa với tác dụng đại bổ nguyên khí. Ngày nay, sâm tươi cũng là thực phẩm giúp bồi bổ sức khỏe toàn diện được săn đón và tin dùng nhiều trên toàn thế giới. Qua bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ những kiến thức liên quan đến sâm tươi đến bạn đọc cùng tham khảo nhé!

Sâm tươi Hàn Quốc là gì?

Sâm tươi Hàn Quốc được biết đến là một loại thảo dược quý được nuôi trồng và thu hoạch khi đạt tới 6 năm tuổi, vì độ tuổi này những củ sâm tươi sẽ đạt chất lượng tốt nhất.

Geumsan tại Hàn Quốc là vùng núi cao, đất đai màu mỡ nổi tiếng trồng nhiều sâm tươi Hàn Quốc và chúng phát triển bởi người dân Hàn chăm sóc một cách tự nhiên nhất.

Củ sâm tươi nuôi trồng tại Hàn Quốc được ưa chuộng bởi sản phẩm chứa hàm lượng saponin cao, củ sâm to rắn chắc, màu vàng hoàng thổ đặc trưng và có hình dáng giống “con người”.

giới thiệu về sâm tươi hàn quốc

Hàm lượng dinh dưỡng trong sâm tươi Hàn Quốc

Thành phần chính trong sâm tươi Hàn Quốc là Saponin. Sâm tươi đạt 6 năm tuổi là những loại chứa nhiều saponin có giá trị dinh dưỡng được đánh giá cao. Sản phẩm được sử dụng chủ yếu ở phần củ và thân rễ có chứa 32 thành phần là Saponin Triterpen.

Ngoài ra, thành phần trong sâm tươi còn chứa nhiều hợp chất gồm: Vitamin, acid amin, 17 loại acid béo, 20 nguyên tố vi lượng như Fe, Mn, K, Se,…

Công dụng tuyệt vời của sâm tươi Hàn Quốc

Nâng cao hệ thống miễn dịch: Kích thích hệ miễn dịch tự nhiên, tăng số lượng bạch cầu, giúp cơ thể chống lại các loại vi khuẩn, virus gây bệnh, thay đổi thời tiết, môi trường sống ô nhiễm, độc hại xung quanh.

Kiểm soát đường huyết: Làm hạ đường huyết, cải thiện insulin trong cơ thể, giảm đau và ngăn ngừa tối thiểu các triệu chứng do tiểu đường gây ra như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, sa sút trí tuệ, suy nhược cơ thể,…

Hỗ trợ cơ thể chống mệt mỏi: Giảm mệt mỏi, lao lực giúp đầu óc tỉnh táo, thoải mái tinh thần. Nhờ đó, làm tăng cường phát triển trí nhớ, duy trì được sự sáng suốt và tập trung cao độ khi học tập, làm việc. 

Cải thiện sức khỏe tim mạch, huyết áp: Giảm lượng cholesterol xấu trong máu, ngăn sự kết dính của các tiểu cầu, nhờ đó phòng ngừa nguy cơ xơ vữa động mạch. Làm điều hòa hệ tim mạch và huyết áp ổn định tốt hơn.

Chăm sóc làn da: Chứa chống oxy hóa, làm chậm quá trình lão hóa tế bào, giúp tái tạo tế bào máu mang lại làn da hồng hào, căng mịn, tươi trẻ, kéo dài tuổi thanh xuân cho chị em phụ nữ.  

Tăng cường sinh lý: Nâng cao sinh lực, bổ thận, tráng dương dẫn đến chức năng sinh lý được cải thiện khỏe mạnh, tăng khả năng ham muốn giúp tự tin hơn trong “quan hệ” và hỗ trợ điều trị chứng cương dương, xuất tinh sớm,…

Những ai nên và không nên dùng sâm tươi Hàn Quốc

Đối tượng nên dùng

Người già, người trung niên có sức đề kháng yếu, hay ốm vặt, mất ngủ, chán ăn.

Người làm việc mệt mỏi, căng thẳng, mất tập trung, suy nhược cơ thể.

Những người thường xuyên uống rượu bia, thuốc lá, ăn đồ cay nóng, dầu mỡ.

Người có nguy cơ hoặc đang điều trị các bệnh về gan, huyết áp, tiểu đường, ung thư,…

Phụ nữ bị lão hóa nhanh, xuất hiện nếp nhăn, tàn nhang, thâm sạm trên da.

Nam giới có vấn đề về sức khỏe sinh lý, giảm ham muốn, thể trạng suy giảm.

Đối tượng không nên dùng

Trẻ em dưới 14 tuổi, phụ nữ đang trong thai kỳ và cho con bú.

Người bị dị ứng với các thành phần của sâm tươi Hàn Quốc.

Người bị phong hàn, cảm mạo, giãn phế quản, ho lao, ho ra máu.

Người bị viêm gan cấp tính, loét dạ dày, nôn mửa, đầy bụng, tiêu chảy.

Người có tiền sử bệnh nền nặng và đang uống thuốc đặc trị.

Một số lưu ý khi dùng sâm tươi Hàn Quốc

Không nên sử dụng những sản phẩm liên quan đến nhân sâm sau 19 giờ tối để tránh thần kinh hưng phấn, sảng khoái dẫn đến khó chịu, ngủ trằn trọc, mất ngủ.

Mức độ hiệu quả của sâm tươi Hàn Quốc sẽ phụ thuộc vào thể trạng của từng người, vì vậy không nên dùng quá liều lượng tránh gây hại cho sức khỏe và nguy hiểm hơn là ảnh hưởng đến tính mạng.

Trong quá trình sử dụng sâm tươi không nên dùng chung với củ cải, hải sản, thuốc Tây, thuốc Đông y.

Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *